Công ty TNHH TM - DV Xuất nhật khẩu

KHÁNH AN SÀI GÒN

0986 399 499
0938 646 647
  • slider
  • slider
  • slider
  • slider
  • slider

Tin tức

Kiểm soát và giảm ô nhiễm trong ngành hóa chất ?

Kiểm soát và giảm ô nhiễm trong ngành hóa chất ?

    Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc luôn chú trọng lựa chọn các công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường. 

     Trong những năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, nhưng Vinachem vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhiều sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, các nhà máy hóa chất của Tập đoàn đã và đang triển khai xây dựng mới, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước, khí và rác thải, nhằm khắc phục ô nhiễm, bảo đảm đạt quy định các dạng chất thải trước khi ra môi trường. Ngoài ra, nhiều đơn vị còn trang bị thêm các thiết bị nhằm cải thiện điều kiện làm việc của người lao động, thực hiện thường xuyên các hoạt động nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm theo yêu cầu của cơ quan bảo vệ môi trường. Công ty Xu-pe phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao đã chuyển đổi công nghệ sản xuất a-xít sun-phurich (H 2SO4 ) từ đốt py-rit sang lưu huỳnh, chuyển từ phương pháp tiếp xúc đơn sang phương pháp tiếp xúc kép, hấp thụ kép.

Tổng Giám đốc Công ty Nguyễn Duy Khuyến đánh giá: Công nghệ mới này đã giúp loại bỏ các thiết bị cồng kềnh, gây ô nhiễm, giảm đáng kể hàm lượng khí đi-ô-xit lưu huỳnh (SO 2 ) và tri-ô-xit lưu huỳnh (SO 3 ) trong khí thải và hầu như không còn chất thải rắn. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng xưởng sản xuất điện tận dụng hơi nhiệt thừa trong quá trình sản xuất.

Cụm công trình nghiên cứu cải tạo lò cao và cải tiến công nghệ của Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển, ngoài việc nâng công suất lò từ 10 nghìn tấn/năm lên 100 nghìn tấn/năm còn mang lại lợi nhuận lớn, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Hệ thống thu bụi xử lý khí thải, nước thải cũng giảm định mức tiêu hao than 24%, điện 20%, giải quyết triệt để bụi thải và các thành phần độc hại. Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc cũng đã nghiên cứu thiết kế hệ thống công nghệ xử lý xy-a-nua, H2S (sun-phua hy-đrô) trong nước thải tuần hoàn rửa khí ở xưởng khí hóa than, hoàn thiện công nghệ chưng thu hồi a-mô-ni-ắc trong nước thải sản xuất. Ngoài ra, tại các công trình đầu tư xây dựng mới như Dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP (Hải Phòng), Nhà máy sản xuất phân đạm u-rê từ than cám Ninh Bình, dự án mở rộng Nhà máy Đạm Hà Bắc... và các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng các đơn vị, đều được đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm, đáp ứng các yêu cầu về môi trường của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, công nghệ và thiết bị sản xuất trong lĩnh vực hóa chất, phân bón ở nước ta hiện nay mới đạt trình độ trung bình của khu vực (trừ một số nhà máy mới xây dựng); giá trị của nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và công lao động thường chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm xuất xưởng. Nhiều dây chuyền sản xuất vẫn còn sử dụng công nghệ và thiết bị cũ, lạc hậu, khiến tỷ lệ sử dụng nhân công cao, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Mặt khác, kỹ thuật xử lý môi trường ở Việt Nam đôi khi vẫn chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của ngành hóa chất. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về công tác bảo vệ môi trường, Vinachem đang xúc tiến cùng các đơn vị triển khai một số giải pháp và kế hoạch thực hiện từng giai đoạn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo đó, Tập đoàn sẽ kiện toàn hệ thống quản lý môi trường từ cấp Tập đoàn đến các đơn vị thành viên.

Từng đơn vị phải có phương án tổ chức sản xuất hợp lý, cải tiến quy trình vận hành, thường xuyên sửa chữa nhỏ và bảo dưỡng thiết bị; đồng thời lập kế hoạch bảo vệ môi trường, ứng phó sự cố hóa chất và cách tổ chức thực hiện, diễn tập kế hoạch. Phương pháp sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở hóa chất đang hoạt động và xây dựng các nhà máy mới được Tập đoàn đặc biệt khuyến khích, kết hợp tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức gìn giữ môi trường đối với người lao động. Ngoài ra, Tập đoàn cũng tập huấn đối với đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Lãnh đạo Vinachem đang xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư xử lý môi trường ở các doanh nghiệp có lượng phát thải lớn, các doanh nghiệp nằm trong khu vực nhạy cảm, đông dân cư. Về lâu dài, Tập đoàn sẽ tiếp tục đổi mới sản phẩm, thay đổi nguyên liệu, thu hồi triệt để các loại phế liệu, chất thải để tái sử dụng và tạo ra sản phẩm có ích. Đồng thời, tiến tới áp dụng công nghệ, thiết bị theo hướng sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đạt hiệu quả và thân thiện môi trường như công nghệ điều khiển tự động, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu trong hoạt động sản xuất. Giải pháp căn cơ, lâu dài này được Vinachem ưu tiên triển khai áp dụng rộng rãi tại các cơ sở đang hoạt động cũng như các dự án đầu tư xây dựng mới.

Việc gìn giữ, bảo vệ môi trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại.

Trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ môi trường xanh - sạch - đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái là trách nhiệm của mọi thành phần xã hội. Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững chính là mục tiêu cuối cùng mà ngành hóa chất hướng tới. Là một bộ phận thiết yếu trong cơ cấu nền kinh tế, ngành hóa chất nói chung và Vinachem nói riêng đã thường xuyên áp dụng các biện pháp tổng thể bảo vệ môi trường trong sản xuất và kinh doanh, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

                                                                                                                                                                                                      Nguồn: Báo Mới - Phùng Ngọc Bộ

Tin tức khác

Đối tác - Khách hàng

Len dau trang